Bản đồ quy hoạch thành phố Bà Rịa cung cấp đầy đủ thông tin quy hoạch, bản đồ sử dụng đất và hướng dẫn cách tra cứu thuận tiện và chính xác nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
XEM BẢN ĐỒ CHI TIẾT TẠI ĐÂY
Thông tin chung về thành phố Bà Rịa
Trước khi đến với bản đồ quy hoạch thành phố Bà Rịa, cùng tìm hiểu qua về một số nét đặc trưng về vị trí địa lý và hành chính của thành phố.
Giới thiệu chung về thành phố Bà Rịa
Bà Rịa là một thành phố của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 75 km về phía Đông Nam, cách thành phố Vũng Tàu 20km về phía Bắc. Thành phố Bà Rịa có diện tích 91,46 km² với dân số tính đến năm 2017 là 205.192 người.
Địa hình thành phố khá bằng phẳng, hơi dốc ở phía bắc. Thổ nhưỡng gồm hai loại đất chính là đất xám và đất đỏ bazan. Do nằm trong khu vực Đông Nam Bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của toàn khu vực, gồm 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô.
Ngoài ra, cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố: Công nghiệp – Xây dựng chiếm 62,59%; Dịch vụ – Thương mại chiếm 34,07%, Nông nghiệp – Thủy sản chiếm 3,33%.
Vị trí địa lí
Thành phố Bà Rịa có vị trí địa lý:
Phía Đông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Phía đông của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp giáp tỉnh Bình Thuận và Biển Đông. Đây là vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế biển và giao thương vùng miền. Tỉnh Bình Thuận cũng là một trong những trọng điểm kinh tế khu vực và đang có sự bứt phá mạnh mẽ về hạ tầng giao thông.
Phía Tây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Phía tây giáp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm hành chính, kinh tế, xã hội hàng đầu cả nước. Tỉnh cũng nằm trong vùng đô thị của thành phố Hồ Chí Minh với nhiều điều kiện thuận lợi về hạ tầng cơ sở, hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự bùng nổ bất động sản.
Phía Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Phía nam của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp giáp Biển Đông. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh có thể giao lưu kinh tế biển cũng như
Phía Đông Nghệ An giáp biển Đông. Ở vị trí địa lý này, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có rất nhiều tiềm năng để phát triển những ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí, khai thác cảng biển và vận tải đường biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển.
Đơn vị hành chính
Thành phố Bà Rịa có tổng cộng 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Kim Dinh, Long Hương, Long Tâm, Long Toàn, Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Trung và 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng.

Cơ sở hạ tầng
Là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vai trò kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị hành lang QL51 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố Biên Hòa – Nhơn Trạch – Đô thị mới Phú Mỹ với thành phố Vũng Tàu, đồng thời do Bà Rịa có vị thế là tâm điểm của 03 tuyến Quốc lộ quan trọng là QL51, QL56, QL55 nên thành phố còn là trung tâm kết nối vùng trung du Đông Nam Bộ, có thể tiếp cận với hệ thống cảng biển đang phát triển của Vũng Tàu và Phú Mỹ.
Thành phố đã thực hiện các thủ tục chuyển đổi chức năng Bến xe khách Bà Rịa và Trung tâm thương mại Bà Rịa thành khu chức năng siêu thị và là chợ đầu mối của tỉnh.
Ngoài ra, thành phố có hệ thống giao thông đang được hoàn chỉnh, với các đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã được mở rộng và nhựa hóa, bê tông hóa.
Kinh tế và Phát triển
Thành phố Bà Rịa có một nền kinh tế đa dạng với sự phát triển trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là thông tin chi tiết về kinh tế và phát triển tại thành phố Bà Rịa:
- Công nghiệp và Công nghệ:
- Thành phố Bà Rịa đang phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và chế biến.
- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu chế xuất đã được hình thành, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Công nghiệp dầu khí và điện gió cũng đang nhận được sự quan tâm và đầu tư tại thành phố.
- Du lịch và Dịch vụ:
- Thành phố Bà Rịa có tiềm năng du lịch với các bãi biển và khu nghỉ dưỡng tại các khu vực biển như Long Hải, Hồ Cốc, Bà Rịa.
- Ngành dịch vụ và du lịch đang phát triển để phục vụ nhu cầu giải trí và nghỉ dưỡng của người dân và du khách.
- Nông nghiệp và Lâm nghiệp:
- Ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của thành phố.
- Nông nghiệp bao gồm trồng trọt các loại cây trồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Ngành lâm nghiệp cũng có sự phát triển, với việc chế biến gỗ và khai thác tài nguyên rừng.
- Hạ tầng và Khoa học:
- Thành phố đang đầu tư trong việc phát triển hạ tầng giao thông và cơ sở hạ tầng khác để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và xã hội.
- Các trường đại học, viện nghiên cứu và trung tâm đào tạo cũng đang được xây dựng và phát triển, hỗ trợ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Kế hoạch và Đầu tư:
- Thành phố Bà Rịa đã xác định các kế hoạch và chính sách hỗ trợ đầu tư, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
- Sự hỗ trợ và ưu đãi từ phía chính quyền địa phương đã thu hút nhiều dự án đầu tư vào thành phố.
Địa điểm tham quan và du lịch
Thành phố Bà Rịa có nhiều điểm tham quan và du lịch hấp dẫn cho du khách. Dưới đây là danh sách một số địa điểm thú vị mà bạn có thể khám phá tại thành phố này:
- Bãi biển Long Hải: Nằm cách trung tâm thành phố không xa, bãi biển Long Hải hấp dẫn du khách với cát trắng và biển xanh. Đây là nơi lý tưởng để tắm biển, thư giãn và thưởng thức các món hải sản tươi ngon.
- Khu du lịch sinh thái Bàu Sen: Khu du lịch này có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với đồng cỏ xanh mướt, hồ nước và các hoạt động như cưỡi ngựa, câu cá và thư giãn.
- Vườn thú Vũng Tàu Safari: Nằm gần Bà Rịa, đây là một vườn thú hoang dã với nhiều loài động vật, cảnh quan thiên nhiên và các chương trình giải trí cho khách du lịch.
- Chùa Lớn Bà Rịa: Là một ngôi chùa quan trọng trong khu vực, chùa Lớn Bà Rịa có kiến trúc đẹp mắt và không gian tĩnh lặng, phù hợp cho các hoạt động tâm linh và tham quan.
- Khu vui chơi giải trí Happyland: Được quảng cáo là một trong những công viên giải trí lớn nhất Đông Nam Á, Happyland có nhiều trò chơi và hoạt động giải trí cho mọi lứa tuổi.
- Chợ Đêm Bà Rịa: Chợ đêm là nơi bạn có thể tham quan và mua sắm các sản phẩm địa phương, đồ thủ công và ẩm thực đường phố.
- Khu du lịch biển Bà Rịa: Ngoài bãi biển, thành phố còn có các khu du lịch biển như Bãi Dứa, Bãi Dâu và Bãi Trước.
Tra quy hoạch các quận-huyện thuộc Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Vị trí hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Vũng Tàu được coi là thành phố du lịch biển nổi tiếng của cả nước và là trung tâm của những hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam, đã từng là trung tâm hành chính của tỉnh. Kể từ ngày 2/5/2012, tỉnh lỵ chuyển tới Bà Rịa và hợp thành Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây cũng là tỉnh đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Đông Nam Bộ Việt Nam có 2 thành phố trực thuộc tỉnh.
Trên bản đồ Bà Rịa Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có: 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện và được phân chia thành 82 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 6 thị trấn, 29 phường và 47 xã.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có thể chia làm 4 vùng trong đó bao gồm: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển.
- Bán đảo Vũng Tàu tương đối dài và hẹp có diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình so với mặt biển là 3-4m
- Hải đảo bao gồm các quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn
- Vùng đồi núi bán trung du thuộc phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh, phần lớn rơi vào Thị xã Phú Mỹ (huyện Tân Thành cũ), Châu Đức, Xuyên Mộc. Tại đây có những cánh đồng lúa xen lẫn những vạt đồi thấp và rừng thưa.
Mật độ dân số tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Theo bản đồ quy hoạch thành phố Bà Rịa, tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.989,8 km2. Dân số là 1.148.313 người (Theo Điều tra dân số năm 2019). Mật độ dân số tại tỉnh là 580 người/km2. Trong đó:
- Dân số thành thị có 710.841 người, chiếm 61,9% dân số toàn tỉnh
- Dân số ở Nông thôn có 437.472 người, chiếm 38,1% dân số toàn tỉnh
Tính tới ngày 1/4/2009, trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 28 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh vẫn chiếm số đông nhất với 972.095 người, tiếp sau đó là người Hoa với 10.042 người, thứ 3 là người Chơ Ro với khoảng 7.632 người, người Khơ Me có 2.878 người, người Tày có khoảng 1.352 người, cùng một số các dân tộc ít người khác như người Nùng, người Mường, người Thái, người Xơ Đăng, người Hà Nhì, Chu Ru, Cờ Lao…
Toàn tỉnh có 13 tôn giáo khác nhau, chiếm nhiều nhất là Công giáo, sau đó là Phật giáo và một số đạo khác như Đạo Cao Đài, Tin Lành, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Phật giáo hòa hảo, Hồi giáo, Minh Sư Đạo, Bahá’í, Đạo Tứ n Hiếu Nghĩa, Bà-la-môn, Minh Lý Đạo.
Bản đồ khổ lớn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trên bản đồ quy hoạch thành phố Bà Rịa có đầy đủ những thông tin về vị trí, khu văn hoá, khu du lịch, giao thông hay phát triển các ngành nghề… tại tỉnh. Dưới đây là bản đồ khổ lớn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mới nhất để bạn có thể tra cứu.

Bản đồ chi tiết các quận huyện của Bà Rịa – Vũng Tàu
Dưới đây là bản đồ quy hoạch thành phố Bà Rịa 2030 chi tiết các quận huyện, thành phố. Mời bạn tham khảo:
Thành phố Bà Rịa
Thành phố Bà Rịa là một trong hai thành phố tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được chia làm 11 đơn vị hành chính, trong đó có 8 phường là Kim Dinh, Long Hương, Long Tâm, Long Toàn, Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Trung và có 3 xã bao gồm: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng.

Thành phố Bà Rịa chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 90km, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 25km. Nơi đây được coi là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh với vai trò kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị hành lang QL 51 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thành phố Bà Rịa được coi là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và là hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bà Rịa cũng chiếm hữu vị trí quan trọng về an ninh Quốc phòng.
Thành phố Vũng Tàu
Thành phố Vũng Tàu được coi là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông – vận tải và giáo dục của tỉnh và là một trong những trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ. Nơi đây sở hữu rất nhiều bãi biển đẹp và cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh.
Ngoài ra, thành phố Vũng Tàu còn là khu vực hậu cần quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Thành phố Vũng Tàu là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên được công nhận của cả Nam Bộ.

Thành phố được chia làm 17 đơn vị hành chính, trong đó bao gồm 16 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Nguyễn An Ninh, Rạch Dừa và 1 xã là Long Sơn.
Thị xã Phú Mỹ
Thị xã Phú Mỹ nằm ở phía tây trên bản đồ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, có diện tích tự nhiên là 333,84 km², dân số tại đây thống kê năm 2019 là 221.030 người. Đây là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất của tỉnh
Về vị trí địa lý, thị xã nằm dọc theo quốc lộ 51, chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60km và cách thành phố Vũng Tàu khoảng 40km và chỉ cách thành phố Bà Rịa 20km.
Về hành chính, thị xã Phú Mỹ được chia làm 10 đơn vị bao gồm 5 phường là Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã đó là Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên.

Theo bản đồ quy hoạch thành phố Bà Rịa mới nhất, với lợi thế riêng về luồng nước sâu, cảng Thị Vải tại thị xã sẽ là cảng biển chính của toàn bộ hệ thống Cảng Sài Gòn trong tương lai gần. Bên cạnh đó nơi đây cũng có nhiều tuyến đường trọng điểm đang được triển khai, thúc đẩy sự bứt phá của khu vực như đường vành đai 4, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu…
Huyện Châu Đức
Huyện Châu Đức nằm ở phía Bắc trên bản đồ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, được chia làm 16 đơn vị hành chính, trong đó bao gồm 01 thị trấn Ngãi Giao và 15 xã như sau: Bàu Chinh, Bình Ba, Bình Giã, Bình Trung, Cù Bị, Đá Bạc, Kim Long, Láng Lớn, Nghĩa Thành, Quảng Thành, Sơn Bình, Suối Nghệ, Suối Rao, Xà Bang, Xuân Sơn.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Châu Đức là 42.104 ha với trên 150 ngàn dân, trong đó khoảng 71 ngàn người dân đang trong độ tuổi lao động, mật độ dân số tại huyện là 325,4 người/km².

Huyện Côn Đảo
Hiện nay Côn Đảo là một huyện tại Bà Rịa Vũng Tàu có chính quyền một cấp, thông qua các cơ quan chức năng huyện, trực tiếp tới địa bàn khu dân cư và không có những cấp phụ thuộc như xã, phường hay thị trấn.
Huyện Đất Đỏ
Huyện Đất Đỏ nằm ở ven biển phía đông nam tỉnh, có diện tích tự nhiên 189,58 km², dân số năm 2017 là 77.367 người, mật độ dân số tại Huyện đạt 408 người/km².
Về hành chính, huyện được chia làm 8 đơn vị bao gồm 2 thị trấn là Đất Đỏ (huyện lỵ), Phước Hải và 6 xã, đó là Láng Dài, Lộc An, Long Mỹ, Long Tân, Phước Hội, Phước Long Thọ.

Huyện Long Điền
Huyện Long Điền nằm ở phía nam trên bản đồ Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích đất tự nhiên là 76,99km. Huyện được chia làm 7 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn: Long Điền (huyện lỵ), Long Hải và 5 xã đó là: An Ngãi, An Nhứt, Phước Hưng, Phước Tỉnh, Tam Phước.
Dân số toàn huyện Long Điền năm 2009 là 125.179 người, trong đó dân số thành thị chiếm khoảng 46,15%, mật độ dân số nơi đây là 1.626 người/km².

Huyện Xuyên Mộc
Xuyên Mộc hiện là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 642,18 km².
Dân số toàn huyện thống kê đến năm 2011 là 162.356 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tại địa bàn huyện khoảng 1,6%/năm.

Huyện Xuyên Mộc được chia làm 13 đơn vị hành chính, trong đó có 01 thị trấn Phước Bửu và 12 xã: Bàu Lâm, Bình Châu, Bông Trang, Bưng Riềng, Hòa Bình, Hòa Hiệp, Hòa Hội, Hòa Hưng, Phước Tân, Tân Lâm, Phước Thuận, Xuyên Mộc. Thị trấn Phước Bửu được coi là trung tâm văn hóa, chính trị của toàn huyện.
Thông tin hạng mục quy hoạch thành phố Bà Rịa
Quy hoạch giao thông thành phố Bà Rịa
Về quy hoạch giao thông đường bộ thành phố Bà Rịa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tính đến năm 2040 tầm nhìn 2050 tập trung vào phát triển giao thông với các hạng mục như sau:
Đường bộ:
- Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
- Nâng cấp quốc lộ 51 theo định hướng giao thông vùng, kết nối thành phố với các đô thị khác trong tỉnh và vùng thành phố Hồ Chí Minh.
Đường sắt: Xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu phù hợp, thống nhất với quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam. Quy mô và vị trí tuyển, ga cụ thể tuân thủ các quy hoạch chuyên ngành được duyệt.
Đường hàng không: Thực hiện theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không Việt Nam và các quy hoạch vùng có liên quan.
Đường thủy nội địa: Xây dựng hệ thống cảng thủy nội địa theo quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, khai thác hiệu quả các luồng tuyến chính trên sông Dinh; sông Mũi Giùi; sông Rạng; sông Chà Và; sông Ba Cội; sông Cỏ May – Cửa Lấp; sông Sao; Rạch Tre và Rạch Bến Đình.
Đường biển: Xây dựng và phát triển cảng biển theo quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Các khu bến cảng chính gồm: Sao Mai – Bến Đình, Long Sơn, cảng trên sông Dinh và hệ thống các bến tàu khách, bến du thuyền tại bãi Dâu và Bãi Trước.
Nâng cấp, chỉnh trang hệ thống đường giao thông đô thị hiện có. Tiếp tục xây dựng, cải tạo, hoàn thiện các tuyến đường trục dọc; phát triển bổ sung mạng lưới trục ngang kết nối khu vực trung tâm với khu vực ven biển. Tỷ lệ đất giao thông, giao thông tĩnh và mạng lưới đường đô thị tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và các tiêu chí đô thị loại I.
Giao thông công cộng:
- Phát triển hệ thống giao thông xe buýt đảm bảo phục vụ nhu cầu đô thị và liên kết với khu vực lân cận.
- Chú trọng phát triển hệ thống mạng lưới xe buýt kết nối các khu vực trong đô thị, tiếp cận thuận tiện với các trung tâm đô thị phát triển mới.
Quy hoạch không gian thành phố Bà Rịa
Về quy hoạch không gian thành phố Bà Rịa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030 có một số điểm như sau:
Mục tiêu quy hoạch: Thành phố Bà Rịa là trung tâm hành chính, kinh tế của toàn tỉnh, hướng tới mục tiêu trở thành đô thị loại I.
Tính chất đô thị:
- Phát triển thành phố trở thành trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Trở thành trung tâm giáo dục, nghiên cứu khoa học của toàn tỉnh.
- Nâng cao vị trí về an ninh quốc phòng.
Quy hoạch kiến trúc cảnh quan đô thị:
Chính quyền hướng đến đẩy mạnh đầu tư, phát triển kiến trúc cảnh quan đô thị của toàn thành phố. Đặc biệt chú ý đến sự hài hòa giữa phát triển hạ tầng kỹ thuật với không gian xây dựng.
Ngoài ra, kế hoạch cũng chú tâm tới việc xây dựng một môi trường xanh, sạch, đẹp. Điều này sẽ góp một phần đáng kể giúp Bà Rịa trở thành khu đô thị văn minh, thu hút đầu tư từ trong và ngoài nước.
Hệ thống hạ tầng đô thị:
Thành phố tập trung đầu tư, phát triển một số khâu trọng tâm như: ngầm hóa cáp điện – cáp quang, nâng cấp đường Cách mạng tháng Tám… Ngoài ra, thành phố cũng tăng cường hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu đô thị kết hợp du lịch phía Nam và xây dựng khu đô thị mới QL51.
Văn hóa – xã hội:
Thành phố Bà Rịa hướng tới hoàn thành các kế hoạch phát triển văn hóa – xã hội như: xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng của danh hiệu thành phố văn hóa…

Quy hoạch đất thành phố Bà Rịa
Quy hoạch sử dụng đất thành phố Bà Rịa đến năm 2030 được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thông qua với một số điểm đáng lưu ý như sau:
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 9.103,64 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp là 1.338,16 ha, chiếm 14,7%.
- Đất phi nông nghiệp là 7.765,48 ha, chiếm 85,3%.
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là 4.547,1 ha.
Vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thể hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của thành phố. Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có một phần diện tích được quy hoạch các phường trung tâm Kim Dinh, Long Hương, Long Tâm, Long Toàn, Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Trung đến 2030.
Ngoài ra, ban lãnh đạo tỉnh cũng đã đưa ra kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của thành phố Bà Rịa.
Các lĩnh vực chính:
- Đất nông nghiệp 5.062,82 ha.
- Đất phi nông nghiệp là 3.975,44 ha.
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là 759,36 ha.
Bản đồ quy hoạch thành phố Bà Rịa mới nhất

Tra cứu thông tin quy hoạch thành phố Bà Rịa
Tra cứu thông tin đất trực tiếp tại xã, phường
Trong trường hợp bạn có nhu cầu giao dịch đất trên địa bàn thành phố Bà Rịa, bạn có thể tìm đến UBND cấp xã, thị trấn tại đây để yêu cầu các cán bộ phụ trách địa chính hỗ trợ tra cứu thông tin quy hoạch.
Tuy nhiên, phương pháp tra cứu này thường chỉ cung cấp thông tin gói gọn trong khu vực quản lý của địa phương, không thể tra cứu trên quy mô lớn. Hơn nữa, không phải bất cứ cán bộ nào cũng đồng ý hợp tác do lo ngại gây ảnh hưởng đến hiện trạng giao dịch đất trên địa bàn.
Tra cứu thông tin trực tiếp tại văn phòng đăng ký đất đai
Bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Bà Rịa để nộp hồ sơ xin trích lục thông tin. Để lấy được thông tin quy hoạch của mảnh đất đó, phải có sự tham gia của chủ đất khi đến cơ quan chức năng.
Nếu chọn cách thức này, bạn sẽ tốn thời gian hơn vì cần thực hiện thủ tục hành chính và cần sự hợp tác của người bán. Nếu người bán có ý định che giấu thông tin hay không hợp tác làm việc thì sẽ khó để tra cứu.
Tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến
Có thể thấy, các phương pháp tra cứu trực tiếp trên ít nhiều đều có nhược điểm. Một phương pháp tra cứu khác tối ưu hơn đang được lựa chọn là tra cứu trực tuyến qua website . Đây là trang web hỗ trợ người dùng tìm tiếp bất động sản và tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến uy tín và thuận tiện nhất hiện nay.
Một số tính năng nổi bật của Meey map là:
- Hỗ trợ người dùng tra cứu quy hoạch của vùng thông qua Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hoặc xem quy hoạch các khu riêng biệt thông qua Quy hoạch xây dựng và lớp nền hiện trạng trên từng ô đất.
- Truy cập bản đồ nền để dễ dàng so sánh giữa lớp nền quy hoạch và lớp nền bản đồ thông thường, định vị vị trí đang đứng để xem quy hoạch xung quanh; đo khoảng cách, diện tích các thửa đất; có thể chuyển đổi sang bản đồ vệ tinh.
- Xem tin đăng bất động sản tại khu vực cần mua.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Bản đồ quy hoạch thành phố Bà Rịa, Bà Rịa – Vũng Tàu mới nhất 2022. Hãy theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm những thông tin mới nhất nhé!
- Meey Map | Tra cứu thông tin bản đồ quy hoạch Bất Động Sản
- Địa chỉ: Tầng 5 Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
- Website:
- Số điện thoại: 0869092929
- Email: [email protected]