Khám phá

Cập nhật 2023: Bản đồ Quy Hoạch Tỉnh An Giang|Quy Hoạch Sử Dụng Đất Mới Nhất

An Giang là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Đây là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Long Xuyên và Châu Đốc. Nổi tiếng là những thành phố sở hữu nét đẹp văn hóa chợ nổi trên sông cùng nhiều di tích thắng cảnh, Long Xuyên cùng Châu Đốc luôn được các du khách ghé thăm An Giang tìm đến. Bài viết sau đây sẽ cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch An Giang miễn phí đến người đọc!

Đây là một tỉnh nằm tại phía Tây Nam đồng bằng sông Cửu Long, cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km.

Bấm tại đây

Phía Đông An Giang

Phía Đông An Giang giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107.628 km.

Phía Tây An Giang

Phía Tây An Giang giáp với tỉnh Kiên Giang.

Phía Nam An Giang

An Giang sở hữu đường biên phía Nam chạy dài khoảng 44.734 km giáp với thành phố Cần Thơ. Người dân nơi đây có thể dễ dàng đi lại giữa 2 tỉnh và thành phố phục vụ mục đích du lịch.

Phía Bắc An Giang

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.Tỉnh An Giang nằm về phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231 km. Tổng diện tích của tỉnh là 3.536,83 km².

Vị trí hành chính tỉnh An Giang

Trên bản đồ An Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 156 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 21 phường, 19 thị trấn và 116 xã được chia thành 879 khóm – ấp.

  • Long Xuyên
  • Châu Phú
  • Châu Đốc
  • Châu Thành
  • Tân Châu
  • Thoại Sơn
  • An Phú
  • Chợ Mới
  • Tịnh Biên
  • Phú Tân
  • Tri Tôn

Mật độ dân số tỉnh An Giang

Theo thống kê năm 2020, với diện tích 3.536,83 km² thì dân số tỉnh An Giang đã đạt mốc 1.904.532 người. Tuy An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là tỉnh có dân số đông thứ 8 tại Việt Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng) nhưng mật độ dân số chỉ đạt mốc 539 người/km². Điều này đã cho thấy diện tích đất tại đây khủng tới mức nào.

Kinh tế An Giang

Kinh tế tỉnh An Giang có sự đa dạng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Dưới đây là một số thông tin về kinh tế của tỉnh An Giang:

  • Nông nghiệp và Ngư nghiệp:
    • An Giang nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có đất đai phù sa và hệ thống sông ngòi phong phú. Vì vậy, nông nghiệp và ngư nghiệp đóng vai trò quan trọng trong kinh tế tỉnh.
    • Các mặt hàng nông sản chủ lực bao gồm lúa gạo, cây trái (như xoài, bưởi, dừa), cà phê, cây ăn trái (như bưởi da xanh, bưởi da xanh).
    • Ngư nghiệp cũng phát triển, với nhiều khu vực nuôi trồng thủy sản như tôm, cá tra.
  • Công nghiệp và Chế biến:
    • Tuy kinh tế tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp và ngư nghiệp, nhưng công nghiệp và chế biến cũng đang phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, đóng gói, và một số ngành khác.
  • Thương mại và Dịch vụ:
    • Khu vực thương mại và dịch vụ phát triển tại các trung tâm đô thị như Long Xuyên và Châu Đốc.
    • Dịch vụ du lịch cũng đóng góp một phần quan trọng trong kinh tế, với các khu du lịch sinh thái, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
  • Phát triển hạ tầng:
    • Cơ sở hạ tầng đang được đầu tư và cải thiện để hỗ trợ sự phát triển kinh tế. Các tuyến đường kết nối được mở rộng và cải tạo để tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và vận chuyển hàng hóa.
  • Xuất khẩu:
    • An Giang cũng có xuất khẩu nông sản và thủy sản, đặc biệt là lúa gạo và tôm. Các hoạt động xuất khẩu này góp phần tạo nguồn thu nhập cho tỉnh.

Tóm lại, kinh tế tỉnh An Giang đang trong quá trình phát triển và đa dạng hóa các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Ngành nông nghiệp và ngư nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng, nhưng công nghiệp và dịch vụ cũng đang ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội của người dân.

Bản đồ khổ lớn tỉnh An Giang

Là một địa điểm tiếp đón khá nhiều khách du lịch, bản đồ An Giang được rất nhiều du khách và dân địa phương tìm kiếm. Chẳng cần đi đâu xa, dưới đây chính là thứ bạn tìm kiếm.

Bản đồ An Giang
Bản đồ An Giang

Bản đồ chi tiết các quận huyện tỉnh An Giang

Tiếp theo đây, chúng ta sẽ đi vào chi tiết các quận huyện của tỉnh An Giang.

Thành phố Long Xuyên

Long Xuyên thuộc đô thị loại I, có thể nói Long Xuyên là cánh tay phải của vùng đồng bằng sông Cửu Long vả cả nước. Ngoài ra, trong 12 đô thị tỉnh lỵ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long này thì Long Xuyên cũng là đô thị có tỷ trọng thương mại dịch vụ cao nhất lên đến hơn 80%. Thành phố Long Xuyên có 13 đơn vị hành chính, gồm 11 phường: Bình Đức, Bình Khánh, Đông Xuyên, Mỹ Bình, Mỹ Hòa, Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quý, Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Xuyên và 2 xã: Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh được chia thành 96 khóm – ấp.

Thành phố Châu Đốc

Thành phố Châu Đốc nằm sát biên giới Việt Nam – Campuchia, trên bờ sông Hậu và hiện là thành phố đô thị loại II. Châu Đốc có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 phường: Châu Phú A, Châu Phú B, Núi Sam, Vĩnh Mỹ, Vĩnh Nguơn và 2 xã: Vĩnh Châu, Vĩnh Tế được chia thành 52 khóm – ấp.

Bản đồ Châu Đốc - An Giang
Bản đồ Châu Đốc – An Giang

Thị xã Tân Châu

Thị xã Tân Châu có cửa khẩu quốc tế sông Vĩnh Xương và là điểm đầu nguồn của sông Tiền khi chảy vào Việt Nam. Ngoài ra, thị xã Tân Châu có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 5 phường: Long Châu, Long Hưng, Long Phú, Long Sơn, Long Thạnh và 9 xã: Châu Phong, Lê Chánh, Long An, Phú Lộc, Phú Vĩnh, Tân An, Tân Thạnh, Vĩnh Hòa, Vĩnh Xương được chia thành 67 khóm – ấp.

Huyện An Phú

Huyện An Phú bao gồm 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: An Phú (huyện lỵ), Long Bình và 12 xã Đa Phước, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Phú Hữu, Phước Hưng, Quốc Thái, Vĩnh Hậu, Vĩnh Hội Đông, Vĩnh Lộc, Vĩnh Trường được chia thành 58 ấp.

Huyện Châu Phú

Huyện Châu Phú bao gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Cái Dầu (huyện lỵ), Vĩnh Thạnh Trung và 11 xã: Bình Long, Bình Mỹ, Bình Chánh, Bình Phú, Bình Thủy, Đào Hữu Cảnh, Khánh Hòa, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ, Thạnh Mỹ Tây được chia thành 100 khóm – ấp.

Huyện Châu Thành

Huyện Châu Thành bao gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: An Châu (huyện lỵ), Vĩnh Bình và 11 xã: An Hòa, Bình Hòa, Bình Thạnh, Cần Đăng, Hòa Bình Thạnh, Tân Phú, Vĩnh An, Vĩnh Hanh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Thành được chia thành 63 khóm-ấp.

>>> Tìm hiểu thêm: Bản Đồ Bình Phước | Thông Tin Quy Hoạch Bình Phước 

Huyện Chợ Mới

Huyện Chợ Mới bao gồm 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Chợ Mới (huyện lỵ), Mỹ Luông và 16 xã: An Thạnh Trung, Bình Phước Xuân, Hòa An, Hòa Bình, Hội An, Kiến An, Kiến Thành, Long Điền A, Long Điền B, Long Giang, Long Kiến, Mỹ An, Mỹ Hiệp, Mỹ Hội Đông, Nhơn Mỹ, Tấn Mỹ được chia thành 142 ấp.

an giang cho moi
Bản đồ Chợ Mới – An Giang

Huyện Phú Tân

Huyện Phú Tân bao gồm Huyện Phú Tân có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Phú Mỹ (huyện lỵ), Chợ Vàm và 16 xã: Bình Thạnh Đông, Hiệp Xương, Hòa Lạc, Long Hòa, Phú An, Phú Bình, Phú Hiệp, Phú Hưng, Phú Lâm, Phú Long, Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thọ, Phú Xuân, Tân Hòa, Tân Trung với 88 ấp.

Huyện Thoại Sơn

Huyện Thoại Sơn bao gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Núi Sập (huyện lỵ), Óc Eo, Phú Hòa và 14 xã: An Bình, Bình Thành, Định Mỹ, Định Thành, Mỹ Phú Đông, Phú Thuận, Tây Phú, Thoại Giang, Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Phú, Vĩnh Trạch, Vọng Đông, Vọng Thê được chia thành 76 ấp.

Huyện Tịnh Biên

Huyện Tịnh Biên bao gồm 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn: Tịnh Biên (huyện lỵ), Chi Lăng, Nhà Bàng và 11 xã: An Cư, An Hảo, An Nông, An Phú, Nhơn Hưng, Núi Voi, Tân Lập, Tân Lợi, Thới Sơn, Văn Giáo, Vĩnh Trung được chia thành 60 khóm – ấp.

Huyện Tri Tôn

Huyện Tri Tôn bao gồm 15 đơn vị hành chính, gồm 3 thị trấn: Tri Tôn (huyện lỵ), Ba Chúc, Cô Tô và 12 xã: An Tức, Châu Lăng, Lạc Quới, Lê Trì, Lương An Trà, Lương Phi, Núi Tô, Ô Lâm, Tà Đảnh, Tân Tuyến, Vĩnh Gia, Vĩnh Phước được chia thành 77 khóm – ấp.

Bản đồ Tri Tôn - An Giang
Bản đồ Tri Tôn – An Giang

Bản đồ quy hoạch mới nhất tỉnh An Giang

Gần đây, bất động sản An Giang được không ít các nhà đầu tư săn đón Tuy nhiên, điều quan trọng nhất bạn cần biết khi đầu tư bất động sản là các thông tin liên quan đến quy hoạch. Nếu tỉnh được quy hoạch tốt, các dự án tại An Giang chẳng mấy chốc sẽ biến thành mỏ vàng khổng lồ được mọi người thi nhau đào bới. Vì vậy, hãy nắm rõ bản đồ quy hoạch mới nhất của tỉnh An Giang ngay dưới đây nhé.

Bản đồ quy hoạch đất mới nhất tỉnh An Giang
Bản đồ quy hoạch đất mới nhất tỉnh An Giang

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về An giang cùng với bản đồ quy hoạch An Giang mới nhất . An Giang là một trong những tỉnh thành có tiềm năng kinh tế phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới được khá nhiều nhà đầu tư lăm le săn đón. Hy vọng những thông tin này giúp bạn đưa ra được những lựa chọn đầu tư dài hạn.

Quy hoạch tỉnh An Giang

Về quy hoạch, ngày 27/6/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 801/QĐ-TTg về phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020.

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng An Giang đến năm 2020 có tốc độ phát triển kinh tế – xã hội đạt mức khá trong Vùng; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá – xã hội, giáo dục và đào tạo, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường liên kết phát triển nhất là với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động với công nghệ tiên tiến, hiện đại, dựa trên phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo năng suất lao động xã hội cao. Đầu tư phát triển các chương trình, đề án, dự án mang tính đột phá, có trọng tâm, trọng điểm.

Xây dựng và phát triển mạng lưới đô thị đến năm 2020 bao gồm: Thành phố Long Xuyên; thị xã Châu Đốc; thị xã Tân Châu; 16 thị trấn bao gồm: Phú Mỹ, Chợ Mới, Mỹ Luông, Núi Sập, Ba Thê, Tri Tôn, Nhà Bàng, An Phú, An Châu, Cái Dầu, Tịnh Biên, Long Bình, Vĩnh Xương, Cồn Tiên, Bình Hoà, Vĩnh Bình; hình thành 8 thị trấn từ các đô thị đang hình thành: Kênh Đào (Châu Phú), Cô Tô (Tri Tôn), Cồn Tiên (An Phú), Hòa Lạc (Phú Tân), Bình Hòa, Cần Đăng, Vĩnh Bình, (trên trục ĐT 941 Châu Thành) và An Hảo (Khu du lịch Núi Cấm – Tịnh Biên).

Phát triển nông thôn, miền núi và biên giới: Tăng cường chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; phát triển thị trường nông thôn và các thị trưòng có tiềm năng lợi thế; xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bố trí quy hoạch phát triển các tiểu vùng nông nghiệp trong tỉnh.

Tiểu vùng 1: Gồm 4 huyện cù lao, thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, thành phố Long Xuyên và huyện Thoại Sơn;

Tiểu vùng 2: Gồm thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Châu Thành, huyện Thoại Sơn, huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên;

Tiểu vùng 3: Phần còn lại của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, gồm phần lớn đất đồng bằng và ruộng chân núi.

Đầu tư các nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu, xay xát và chế biến lương thực đặt tại các khu, cụm công nghiệp của các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới và thành phố Long Xuyên. Đầu tư các nhà máy chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản, đồ hộp tại các khu, cụm công nghiệp của các huyện Châu Phú, Chợ Mới và thành phố Long Xuyên.

 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang - Ảnh 1.
Tỉnh An Giang thể hiện trên bản đồ Google vệ tinh.
 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang - Ảnh 2.
Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang được thể hiện một phần trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh An Giang.
 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang - Ảnh 3.
Kí hiệu trên bản đồ.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về An giang cùng với bản đồ quy hoạch An Giang mới nhất . An Giang là một trong những tỉnh thành có tiềm năng kinh tế phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới được khá nhiều nhà đầu tư lăm le săn đón. Hy vọng những thông tin này giúp bạn đưa ra được những lựa chọn đầu tư dài hạn.

Related Posts

Cập nhật 2023: Đường Sẽ Mở ở Xã Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai

Cách xem những tuyến đường sẽ mở ở xã Sông Nhạn, Cẩm Mỹ, Đồng Nai theo quy hoạch. Sông Nhạn là một trong 13 xã và thị trấn…

Cập nhật 2023: https://meeymap.com/tin-tuc/trai-than-ky-thuc-qua-mang-lai-nhieu-gia-tri-quy-bau-cho-suc-khoe

Cập nhật 2023: Xã Đức Lập Thượng, Huyện Đức Hòa – Quy Hoạch – Bản đồ – Tổng Quan

Đức Lập Thượng là một xã của huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Thông tin tổng quan: Vùng: Đồng bằng sông Cửu Long Thành lập: 1979 Diện tích:…

Cập nhật 2023: Bản đồ Huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng

Cập nhật thông tin mới nhất về bản đồ huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng chi tiết và thông tin quy hoạch huyện Cù Lao Dung. Chúng…

Cập nhật 2023: Bản đồ Quy Hoạch Giao Thông Xã Diên Xuân, Huyện Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa Giai đoạn 2021 – 2030

Quy hoạch giao thông xã Diên Xuân có thể xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh…

Cập nhật 2023: Bản đồ Quy Hoạch Huyện Tuần Giáo (Điện Biên) Năm 2023

Bản đồ quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất huyện Tuần Giáo (Điện Biên), gồm: giao thông, xây dựng, công nghiệp, đô thị trên địa bàn. Cập nhật 16/05/2023Chú…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *